Sáng 27/4/2022, Lumi Việt Nam tổ chức sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập, Hội thảo IoT/Smarthome Việt Nam đồng thời công bố tái định vị. Đặc biệt định hướng phát triển sản phẩm chiến lược 2022 của một công ty công nghệ Make in Việt Nam nhận được nhiều sự quan tâm và cả sự bất ngờ của giới chuyên môn.
Ông Phạm Quang Luyện- Giám đốc sáng tạo Lumi Việt Nam chia sẻ về định hướng phát triển sản phẩm 2022
Hành trình một thập kỷ với các sản phẩm smarthome Make in Vietnam ấn tượng
Được thành lập từ năm 2012 với 3 founder là cựu thành viên đội Robocon BK-TNT – Đại học Bách khoa Hà Nội, Lumi Việt Nam chính là minh chứng cho khát vọng trí tuệ Việt tạo nên sản phẩm Make in Việt Nam.
Theo đuổi sứ mệnh “hàng triệu ngôi nhà thông minh cho người Việt”, Lumi có chiến lược tự xây dựng nguồn kỹ sư IoT chất lượng bằng việc tự đào tạo nội bộ, hợp tác đào tạo nguồn kỹ sư IoT chất lượng với các đơn vị đào tạo hàng đầu như Đại học Quốc gia, Đại học Funix, Đại học Thái Nguyên… để nghiên cứu phần lõi sản phẩm, từ đó tạo ra sản phẩm giá trị nhất và có thể phát triển về sau.
Đồng thời CEO nhà thông minh cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của RnD: “Chúng tôi hiểu được rằng nếu không R&D thì thực chất doanh nghiệp vẫn đang đứng ngoài cuộc cách mạng, không có lực lượng nòng cốt nghiên cứu căn bản thì khó có tính kế thừa và phát triển, luôn đi sau hoặc chạy theo.”
Chính vì vậy, trong quá trình phát triển, Lumi là một trong những công ty công nghệ Make in Vietnam có quy trình phát triển sản phẩm chuyên nghiệp. Sau mỗi chu kỳ trong quy trình phát triển sản phẩm, đều có bước kiểm tra lại chất lượng sản phẩm. Đồng thời, thay vì chỉ phát triển sản phẩm trong khối R&D, khối sản xuất cũng được tham gia vào cùng khối R&D để đảm bảo sản phẩm từ bước nghiên cứu phát triển đến bước sản xuất được đánh giá toàn diện, đạt tính khả thi cao.
Không chỉ dừng lại ở đó, với các sản phẩm đã được giới thiệu và đưa vào thị trường từ trước, Lumi cũng liên tục ghi nhận phản hồi từ khách hàng để cải tiến chất lượng sản phẩm, không chỉ từ phần cứng, mà cả từ phần mềm. Ngoài các sản phẩm tích hợp trong hệ sinh thái smarthome, thấu hiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm riêng lẻ, Lumi cũng song song phát triển các sản phẩm độc lập để dần dần tiếp cận và “educate” thị trường về dài hạn. Đơn cử có thể thấy, chính là các sản phẩm độc lập như khóa thông minh, camera thông minh… không cần kết nối với các Bộ điều khiển trung tâm đã và đang ghi nhận phản hồi tích cực từ thị trường.
Nhờ hướng đi này, trong suốt một thập kỷ vừa qua, Lumi Việt Nam đã xây dựng hệ sinh thái 65 sản phẩm nhà thông minh các loại. Đồng thời, thương hiệu phát triển hơn 135 nhà phân phối trên 63 tỉnh-thành tại Việt Nam và xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có: Ấn độ, Israel, Thái Lan,… Đến nay, nhà thông minh Lumi đang phục vụ hơn 40.000 khách hàng và phủ rộng các công trình từ nhà ở, biệt thự đến các căn hộ chung cư tại Việt Nam và nhiều quốc gia trong khu vực.
Định hướng phát triển sản phẩm của Lumi Việt Nam có gì đặc biệt?
Là thương hiệu smarthome được yêu thích nhất hai năm liên tiếp tại Tech Awards, Lumi không chỉ đầu tư phát triển sản phẩm, công ty còn chủ động nghiên cứu thị trường với Vietnam Smarthome Report 2022 từ phản hồi của 10.000 khách hàng. Chính cách tiếp cận hệ thống giúp Lumi nhận ra, nếu chỉ dừng lại và hài lòng với các hoạt động hiện tại, sẽ khó có thể phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thay đổi chóng mặt.
Luôn áp dụng chiến lược “cắm cờ”, Lumi gần như là đơn vị duy nhất liên tục cho ra mắt các sản phẩm smarthome đầu tiên và tiên phong trong thị trường để giữ lợi thế cạnh tranh, kể cả với các đối thủ smarthome thương hiệu quốc tế tại Việt Nam. Nhà máy của Lumi dự kiến đi vào hoạt động vào 2023, với tổng diện tích 9000m2 tại Khu công nghiệp Thăng Long 3, khu công nghiệp thuộc quản lý của tập đoàn Sumitomo Nhật Bản với hạ tầng đồng bộ, hiện đại đồng thời đảm bảo các sản phẩm chiến lược của Lumi được sản xuất chủ động, được kiểm soát toàn diện theo tiêu chuẩn ISO 9001 đạt chuẩn quốc tế.
Không chỉ tự mình nghiên cứu phát triển, Lumi đồng thời hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tận dụng lợi thế chuyên môn của từng bên, như hợp tác với khoá Việt- Tiệp để phát triển khóa thông minh, hợp tác với Pavana trong phát triển camera thông minh, kết quả là những sản phẩm nhận được sự phản hồi tích cực từ thị trường. Trong tương lai, doanh nghiệp dự kiến sẽ đưa mảng hợp tác chiến lược với nhiều đối tác ở mức sâu và rộng hơn, cho tầm nhìn 10 năm tiếp theo.
“Làm được” và “làm tốt” thôi chưa đủ, doanh nghiệp Make in Việt Nam như Lumi muốn “đi nhanh hơn nữa” trên hành trình phát triển sản phẩm. Đây cũng là tuyên bố của doanh nghiệp trong lần tái định vị thương hiệu này.
Về nhận diện thương hiệu mới, Lumi Việt Nam sẽ thay đổi sang tông màu xanh lá đậm, logo với các đường nét chắc chắn, khỏe khoắn hơn như ngầm khẳng định doanh nghiệp trên hành trình mới trưởng thành cũng như có những bước đi vững chãi. Đồng thời biểu tượng logo mang ý nghĩa cho sự cởi mở hợp tác hơn, sáng tạo và bứt phá hơn trong việc nghiên cứu, phát triển và cho ra đời các sản phẩm công nghệ phục vụ khách hàng.
Trong năm 2022, doanh nghiệp sẽ cho ra đời các sản phẩm được phát triển từ nền tảng đã có, đem đến đa dạng lựa chọn hơn cho người dùng như: Camera Ai, Smart Lighting, WallPad, Smartlook thế hệ 2,… Ông Nguyễn Đức Tài- CEO nhà thông minh Lumi cho biết: “Lựa chọn WallPad, Smart Lighting, Camera AI hay khóa thông minh xuất phát từ chính thực tế đây là những sản phẩm với phần cứng chiếm tỷ trọng lớn, trong khi phần mềm thiết kế đơn giản hơn, bên cạnh đó, điều quan trọng thị trường dành cho Wallpad, camera và khóa thông minh hay đèn thông minh đều là những thị trường lớn. Nên một công ty Make in Vietnam như Lumi hoàn toàn có cơ hội”.
Dù có thay đổi về nhận diện thương hiệu và có định hướng “hợp tác, liên minh” phát triển sản phẩm chiến lược, Lumi vẫn không thay đổi giá trị cốt lõi: “chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết”. Trong mọi giải pháp công nghệ được ra mắt thị trường, Lumi vẫn mang định vị một thương hiệu- thông minh, sáng tạo, thẩm mỹ, Make in Việt Nam.